GIÁ CƯỚC VÀ CHI PHÍ LOGISTICS TĂNG LIÊN TỤC GÂY KHÓ KHĂN CHO DOANH NGHIỆP

Giá cước vận tải và chi phí thuê container trên đà tăng mạnh

Từ giữa năm 2021, giá cước tàu biển đã có nhiều lần “lập đỉnh” do thiếu cont rỗng, khó khăn của dịch Covid ảnh hưởng mạnh đến toàn cầu, thì tới năm 2022 ảnh hưởng của chiến tranh Nga và Ukraina đã khiến giá cước tàu tăng cao liên tục.

Thông thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) hiện tại nhiều tuyến đường vận chuyển có giá cước cao nhất từ trước đến giờ (vượt mức kỷ lục của năm 2021). Giá cước đi đi bờ Đông nước Mỹ như (Baltimore, Miami, New Orleans, Houston…) dao động ở mức cao từ 19.000-22.000 USD/cont, cảng bờ Tây nước Mỹ dao động từ 12.000-14.000 USD/cont (tùy hãng).

Theo ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Phước Thành

IV (Vĩnh Long) chia sẻ: “Giá cước vận chuyển liên tục “phi mã” đã dẫn đến tình trạng chi phí logistics nhiều khi còn cao tiền hàng trong container, đặc biệt là mặt hàng gạo. Nhiều khi doanh nghiệp xuất khẩu mà thua lỗ vẫn phải “nghiến răng” thực hiện vì đơn hàng đã ký rồi, giá cả đã chốt xong, không xuất đi không được”.

 

Bên cạnh đó, chi phí thuê container liên tục tăng cao cũng đang là một gánh nặng cho doanh nghiệp. Ông Đặng Đình Long – Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại Mega A – cho biết: “Giá cước container 3-4 tuần qua tăng liên tục, có tuần tăng tới 1.000 USD/container. Trong khi giá trị hàng hóa mỗi container chỉ khoảng 12.000-13.000 USD, tiền cước quá cao khiến giá thành hàng hóa khi đến tay đối tác lên tới 22.000-23.000 USD/container làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản”.

Biến động tăng của giá thuê Container. Nguồn: Drewry Shipping

Cước hạ tầng cảng biển nội địa tăng

Bên cạnh những giá cước tăng cao, việc thu phí hoạt động cảng biển từ 1.4.2022 càng khiến doanh nghiệp càng thêm khốn khó.

Theo tìm hiểu các doanh nghiệp, sau 1 tuần đóng phí hoạt động cảng biển, doanh nghiệp đã phát sinh thêm hàng trăm triệu đồng chi phí. Ông Trần Quốc Mạnh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco) chia sẻ: “Mỗi tháng công ty Sadaco xuất khẩu khoảng 20 container hàng, việc thu thêm chi phí hạ tầng cảng biển sẽ khiến doanh nghiệp phát sinh thêm gần 100 triệu đồng

  • TP HCM bắt đầu thu phí hạ tầng cảng biển từ 1/4/2022

 

Xem xét tình trạng này để Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản khẩn báo cáo một số bất cập, tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp của việc thu phí hoạt động cảng biển tại TPHCM. Cũng trong văn bản này, Ban IV đã đưa ra đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo UBND TPHCM nghiên cứu, tạm dừng thu phí tại thời điểm này để giảm bớt gánh nặng cho Doanh nghiệp.

Làm thế nào để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp

Chi phí logistics của Việt Nam cao hơn nhiều so với mặt bằng chung trên thế giới khiến cho chi phí hàng hóa tăng theo làm mất lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực châu Á. Do đó, việc triển khai giải pháp kéo giảm chi phí này là yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, trong bối cảnh giá xăng dầu liên tục biến động rất khó kiểm soát do phụ thuộc giá xăng dầu thế giới và tình hình chính trị, các DN có thể kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ của nhà nước như: cắt giảm thuế nhập khẩu, thuế môi trường tại các thời điểm.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay chúng ta rất khó có thể kiểm soát được giá xăng dầu vì còn phụ thuộc vào tình hình chính trị và giá xăng dầu thế giới. Doanh nghiêp chỉ có thể kỳ vọng vào hành động hỗ trợ của Nhà nước: cắt giảm thuế môi trường và thuế nhập khẩu tại các thời điểm và giảm bớt các loại chi phí về cảng biển.

Bà Võ Thị Phương Lan – Nguyên trưởng ban Vận tải – Hiệp hội Logistics Việt Nam cho rằng: “Doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động làm việc với các hãng vận chuyển về việc áp dụng chính sách “swap container” – tức là khi nhập khẩu một lượng nguyên liệu về, hãng tàu giữ lại số container rỗng để chuyển hàng xuất khẩu và ngược lại. Việc này giúp hoạt động xuất nhập khẩu không bị gián đoạn do phải chờ container rỗng và đặt chỗ trên tàu, nhờ đó giảm được chi phí, thời gian vận chuyển”

Bên cạnh đó bà Võ Thị Phương cũng khuyến nghị: “Doanh nghiệp nên tìm các đại lý hãng tàu cấp 1, có uy tín trên thị trường để hạn chế tình trạng đặt chỗ qua tay nhiều đại lý dẫn đến giá cước vận chuyển và phụ phí bị đẩy lên cao so với giá công bố của hãng tàu. Đồng thời, cần phải nắm rõ và kiểm soát được cấu trúc chi phí vận chuyển theo từng tuyến, theo từng đơn vị hàng hóa để có lựa chọn tối ưu cho việc vận chuyển.

Theo ý kiến của TS Trịnh Thị Thanh Thuỷ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ công thương: các doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp sản xuất cần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để giảm thời gian vận chuyển hàng hoá cũng như những thủ tục rườm rà trong xuất nhập khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp nên đẩy mạnh nguồn cung nguyên liệu trong nước, có thể thay thế nguồn cung nhập khẩu bị gián đoạn hoặc tăng giá; liên kết để chia sẻ đơn hàng… Đây được coi là giải pháp ưu việt đối với Doanh nghiệp Việt Nam nhằm thích ứng với mọi hoàn cảnh để phát triển.