Vận chuyển tuyến nội địa

+ Vận chuyển tuyến nội địa

Có 4 phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa:

  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt: Đường sắt Việt Nam ngày càng được chú trọng, nâng cao về chất lượng, uy tín trong việc vận chuyển hàng hóa an toàn, tốt nhất.
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:  Là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa hiệu quả và được sử dụng rộng rãi. Các cảng, bến tàu ngày được sử dụng nhiều hơn với cơ cấu hạ tầng vững chắc và an ninh hơn.
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không: là một trong những phương thức vận chuyển hàng hóa tốc độ nhất, với những hàng hóa có trọng tải nhỏ và lớn khi có nhu cầu vận chuyển nhanh hàng hóa.
  • Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ: Là hình thức được lựa chọn nhiều và phổ biến nhất hiện nay. Trong đó, xe tải chở hàng là phương tiện được lựa chọn để giao nhận vận chuyển hàng hóa.

Ưu nhược điểm của các phương thức vận chuyển hàng hóa.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt:

Ưu điểm:

  • Hàng hóa được tập kết tập trung tại ga trước khi được xếp lên tàu giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với quá trình chuyển hàng ra cảng rồi xếp lên tàu
  • Thời gian: Vận chuyển bằng đường sắt mang tính chuyên tuyến, chỉ dừng ở những ga chính, tất cả mọi phương tiện phải dừng lại khi tàu chạy qua nên thời gian vận chuyển nhanh, chính xác
  • Rủi ro: Do có đường ray riêng nên rủi ro do tại nạn xảy ra rất ít. Hạn chế sự tác động do thiên tai, mưa bão hay hạn hán nên quá trình vận chuyển diễn ra liên tục.

Nhược điểm:

  • Loại hàng hóa chuyên chở bị hạn chế, thông thường là hàng hóa khô, quạng – khoáng sản …
  • Do đi theo tuyến cố định về thời gian và lịch trình nên chủ hàng không thể thay đổi hay điều chỉnh các địa chỉ đích
  • Vận chuyển nội địa bằng đường sắt không phù hợp với những mặt hàng có khối lượng ít, đi ghép do tàu chỉ dừng ở ga chính và thời gian nhanh nên việc xếp dỡ hạn chế.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:

Ưu điểm

  • Giá thành vận chuyển thấp,phù hợp với vận chuyển hàng với số lượng lớn.
  • Khả năng chở được nhiều loại hàng hóa với khối lượng lớn.
  • Hàng hóa được vận chuyển vì có thể tránh được những va chạm, rung lắc trong quá trình vận chuyển.
  • Vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.
  • Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên
  • Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao

Nhược điểm

  • Thời gian vận chuyển khá chậm do phải cập nhiều bến trên hành trình
  • Hàng hóa chỉ cập cảng tại những địa điểm có cảng nên hàng hóa cần được vận chuyển ra cảng tập kết rồi khi đến cảng đích yêu cầu có xe để phân phối hàng đến các địa điểm trong lục địa.
  • Mang tính chuyên tuyến hàng hóa chỉ chạy bắc – nam

Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:

Ưu điểm

  • Vận tải hàng không là phương thức vận chuyển có tốc độ cao nhất trong các loại hình vận tải
  • Tính an toàn cao, giảm thiều tổn thất phát sinh do làm hàng, đổ vỡ, hay trộm cắp vặt gây ra
  • Không bị cản trở bởi bề mặt địa hình như đường bộ hay đường thủy, do đó có thể kết nối được gần như tất cả các quốc gia trên thế giới
  • Dịch vụ nhanh chóng, đúng giờ, nhờ vào tốc độ bay rất nhanh và đặc tính hàng hóa thường có giá trị cao hoặc dễ hư hỏng
  • Phí bảo hiểm vận chuyển thấp hơn do ít rủi ro hơn các phương thức khác
  • Phí lưu kho thường tối thiểu do đặc tính hàng hóa và tốc độ xử lý thủ tục nhanh chóng…

Nhược điểm

  • Giá cước cao hơn so với các phương thức khác
  • Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn.
  • Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết, kể cả trong những điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gin… cũng dễ gây trì hoãn hoặc hủy chuyển bay, làm ngưng trệ dịch vụ vận chuyển hàng không
  • Yêu cầu ngặt nghèo hơn liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm bảo an ninh và an toàn bay.
  • Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được hãng hàng không chấp nhận vận chuyển.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ:

Ưu điểm

  • Không phụ thuộc vào giờ giấc và không có quy định thời gian cụ thể
  • Có thể lựa chọn được phương tiện, số lượng hàng hóa hay tuyến đường theo yêu cầu.
  • Vì thế hình thức này giúp tiết kiệm được chi phí và nhân công, trừ trường hợp vận chuyển đường dài có thể phát sinh thêm chi phí phụ.

Nhược điểm

  • Phải nộp thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…
  • Việc vận chuyển đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe… ảnh hưởng lớn đến hàng hóa và thời gian giao hàng.
  • Khối lượng hàng hóa vận chuyển cũng hạn chế hơn nhiều so với đường thủy và đường sắt.